Chính sách giáo dục, môi trường có hiệu lực đầu tháng 9/2017 (Aug 31 2017)


1. Trang bị kiến thức phòng chống bạo lực học đường trên mạng

Đây là biện pháp nổi bật được đề cập tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bên cạnh đó, tại Nghị định còn đề cập đến các biện pháp khác,cụ thể như:

- Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường;

- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

Từ ngày 05/9/2017, Nghị định 80/2017/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành.

Bạo lực học đường

2. Kiến thức chung khi thi thăng hạng giảng viên từ hạng II lên hạng I

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập.

Theo đó, bài thi kiến thức chung khi thi thăng hạng CDNN giảng viên chính (hạng II) lên giảng viên cao cấp (hạng I) sẽ bao gồm các nội dung nổi bật như:

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng;

- Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của nhà trường;

- Pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I);

- Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%, về pháp luật viên chức là 30%.

Ngoài ra tại Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 05/9/2017) còn quy định bài thi kiến thức chung sẽ thi theo hình thức tự luận trong thời gian 180 phút.

Giảng viên

3. Mức giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên (CQKTTN) nước do Chính phủ ban hành.

Theo đó, giá tính tiền CQKTTN nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.

Ngoài ra, giá tính tiền CQKTTN nước đối với các trường hợp khác ngoài sản xuất thủy điện là giá tính thuế tài nguyên nước do UBND  tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình ban hành.

Nghị định 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2017 và bãi bỏ quy định tại Điều 40, Khoản 3 Điều 47 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.

Tài nguyên nước

4. Xác định giá trị còn lại thực tế công trình nước sạch nông thôn

Đây là điểm mới tại Thông tư 76/2017/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 54/2013/TT-BTCquy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2017).

Theo đó, các công trình thực hiện xác định giá trị còn lại thực tế bao gồm:

- Công trình đã giao cho đối tượng quản lý (gồm đơn vị sự nghiệp công lập, UBND cấp xã, hợp tác xã…) nhưng vận hành chưa hiệu quả;

- Công trình đến ngày 10/9/2017 mà chưa được giao cho đối tượng quản lý;

- Công trình tiếp nhận để giao kể từ ngày 10/9/2017 mà không có tài liệu hoặc có tài liệu nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn


TÌM KIẾM VĂN BẢN

HỆ THỐNG VĂN BẢN

VĂN BẢN THEO LĨNH VỰC

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

GÓP Ý

LIÊN KẾT


Truy cập: 992,855